Cách làm bạn với trẻ nhỏ ba mẹ cần nắm vững. Thấu hiểu con trẻ, được con tâm sự mọi điều là niềm hạnh phúc vô bờ của các bậc làm cha làm mẹ.
Cách làm bạn với trẻ nhỏ ba mẹ cần nắm vững.
Cách làm bạn với trẻ – Bình luận liên tục
Bạn hãy luôn nói về điều mà bạn đang làm, ít nhất là những lúc bạn đang ở cạnh bé. Mô tả những điều bạn làm như kể một câu chuyện như: “Ba/Mẹ sắp thay tã cho con… đầu tiên là đưa áo qua đầu…bây giờ thì ba/mẹ gài nút cho con nè.” Khi ở trong nhà bếp, bạn hãy miêu tả về cách rửa chén bát hay quá trình nêm nếm nước chấm.
Trong lúc tắm cho bé, bạn có thể giải thích về cách sử dụng xà phòng để tắm gội, như là dầu gội đầu làm tóc bóng sáng và sạch hơn. Dù bé không hiểu những gì bạn nói cũng không sao cả, quan trọng là qua những lần miêu tả như vậy sẽ giúp bạn nói chuyện với con nhiều hơn và giúp con lắng nghe bạn nhiều hơn và dần dần bé sẽ hiểu ra ý nghĩa những điều mà bạn nói.
Đặt câu hỏi
Bạn đừng chờ tới lúc con bạn trả lời rồi mới bắt đầu đặt câu hỏi. Hãy coi như bạn đang là một phóng viên và con bạn là nhân vật được phỏng vấn. Câu hỏi có thể đa dạng hoá như: “Con có muốn mặc chiếc quần đỏ hay chiếc yếm xanh này không?”, “Trời hôm nay chẳng phải trong xanh lắm sao?” “Ba/mẹ có nên mua đậu xanh hay bông cải cho bữa tối?”
Ngừng một khoảng thời gian để chờ bé trả lời, và sau đó “gài” câu trả lời như “Bông cải xanh à? Nghe có vẻ được đó, con ha?”
Làm dịu nỗi buồn của trẻ
Nếu trẻ đang cảm thấy buồn hoặc chán nản về việc gì, cha mẹ không nên cho trẻ quá nhiều lời khuyên hay lời dạy vì trong lúc này, trẻ sẽ không muốn nghe hay nhận lời khuyên từ bất kỳ ai. Hãy chờ đến khi trẻ ngừng khóc hoặc đến khi trẻ bình tĩnh trở lại thì cha mẹ hãy cùng nói chuyện với trẻ về vấn đề trẻ của trẻ.
Hãy học cách nói “Cha/Mẹ muốn con làm điều này”
Thay vì yêu cầu hay ra lệnh cho trẻ bằng những câu nói nghiêm nghị và đầy uy quyền hay áp đặt trẻ, bạn hãy thử nói “Cha/Mẹ muốn con làm việc này”. Cách nói này làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn so với việc nghe những cụm từ tiêu cực và mang tính ép buộc từ cha mẹ.
Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp
Thay vì la mắng và gắt gỏng với con, bạn hãy nói chuyện trực tiếp với trẻ. Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là tấm gương để con cái noi theo. Khi những đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ chúng quát mắng, chúng sẽ học theo cách hành xử đó và đối xử với những đứa con của chúng như vậy.
Đặt con ngang bằng khi trò chuyện
Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải hòa mình vào thế giới của chúng, hoặc phải nâng con lên địa vị của một người lớn để cha/mẹ và con có thể đặt ở vị trí ngang bằng nhau. Cha mẹ không nên nhìn xuống con cái theo đường chéo với kiểu người lớn – con nhỏ. Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để nói chuyện với con, bởi hợp phong cách mới có thể chơi được.
Khi con còn nhỏ, đang bi bô tập nói, bạn sẵn sàng giả giọng ngọng nghịu để nói với con: “Ôi xương quá”. Điều này tạo nên sự gần gũi và xóa nhòa khoảng cách của một người lớn với con nít. Bé sẽ cảm thấy được cưng nịnh và yêu chiều, rằng “bạn” ấy cũng ngọng như mình mà thôi.
Tôn trọng trẻ
Chỉ cần lắng nghe, đừng thuyết giáo
Kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất của cha mẹ nếu muốn con thoải mái bộc lộ cảm xúc thật, đó là cần phải biết lắng nghe.
Trẻ gặp chuyện buồn ở lớp, bị cô giáo mắng, điểm kém hay cãi nhau với bạn bè…và muốn tâm sự với mẹ, kết quả câu nghe được lại là “Mẹ đã bảo con rồi. Con như vậy thì bảo sao…”.
Những câu chê trách, châm biếm như vậy thường không mang lại tác dụng. Trẻ cũng không vì những câu nói ấy mà rút ra được bất cứ kinh nghiệm gì ngoài việc tự hiểu rằng “lần sau không nói với mẹ nữa”. Chính vì vậy, khi thấy con có tâm sự, có điều cần sẻ chia, nhiệm vụ của mẹ là lắng nghe, không phải là thuyết giáo.
>>>Xem thêm: Danh sách một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu
Phải làm thế nào để trở thành một người bạn của con?
Tạo ra sự kết nối giữa những thành viên trong gia đình cũng chính là tạo cơ hội cho các cặp cha mẹ có thể hiểu hơn về con cũng như có thêm những khoảng thời gian để nói chuyện thay vì phải sắp xếp thời gian làm việc trước khi có thể dành thời gian cho con.
Tuy nhiên, có những lúc điều mà bạn cần phải làm không phải là đưa ra những lời khuyên mà chính là luôn ở bên và lắng nghe lời con trẻ, mà cụ thể ở đây chính là ngồi bên cạnh con những khi con cần.
Hãy luôn đồng cảm, đặt mình ở vị trí của con
Có một sự thật đó là cha mẹ luôn cho rằng mình là người từng trải, hiểu chuyện, là “người lớn” và do đó dễ dàng phủ nhận cảm xúc và quan điểm của con.
Ví dụ đơn giản đó là, khi con nói “Mặc cái áo này nóng và xấu lắm!”, các bậc phụ huynh sau đó ngay lập tức nói “Xấu đâu mà xấu, cái áo đó bao nhiêu bạn khác muốn có không được”.
Từ đó, trẻ nhỏ sẽ ngại tranh luận và dần dần nhận ra cha mẹ có quan điểm khác mình, từ đó không sẵn sàng chia sẻ cảm xúc bản thân.
Câu trả lời phù hợp cho con phải là “Mẹ thấy chiếc áo đó khá được đấy, nhưng nếu muốn thì con có thể đổi chiếc khá”.
Sau đó, cha mẹ có thể kể một câu chuyện cho trẻ. Hãy để trẻ biết cha mẹ cũng hiểu những cảm xúc của con sau đó mới giúp con thoát khỏi rắc rối.
>>>Xem thêm: Nên mua giường cũi cho bé loại nào và mấy tuổi thì cho bé nằm cũi?
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Cách làm bạn với trẻ nhỏ ba mẹ cần nắm vững. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (tapchitretho, giaoducmamnon,…)