Cách chữa tắc sữa bà bầu tại nhà hiệu quả. Tắc tia sữa thực sự là cơn ác mộng đối với tất cả các mẹ đang trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện tượng này không chỉ mang đến cảm giác đau đớn cho mẹ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ nếu không kịp thời chữa trị.
Cách chữa tắc sữa bà bầu tại nhà hiệu quả
Cách chữa tắc sữa bà bầu – Cách chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Đắp lá đinh lăng: Bạn lấy khoảng 100g lá đinh lăng tươi cùng 50g lá diếp cá, rửa sạch, vẩy ráo cho vào cối giã nát, đắp lên ngực. Loại thuốc đắp này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bầu ngực bớt căng nhức.
Uống nước lá đinh lăng: Dùng khoảng 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch, vẩy ráo, cho vào ấm nấu với khoảng 250ml nước, nấu sôi khoảng 7 phút, chắt lấy nước, để uống. Đổ tiếp khoảng 250ml nước vào ấm, nấu như ban đầu để lấy nước thứ hai uống. Bạn không nên chỉ uống nước lá đinh lăng, nên uống xen kẽ với nước lọc. Uống trong khoảng 3 ngày, tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện.
Chữa tắc tia sữa bằng xôi nếp và men rượu
Bận dùng 2 chén xôi nếp nóng trộn đều với 2 viên men rượu tắn nhuyễn. Bọc hỗn hợp trong khăn mỏng, mềm đắp lên bầu ngực bị tắc tia sữa rồi day nhẹ cũng rất hiệu quả.
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Mít là cây ăn quả rất phổ biến ở các miền quê. Các mẹ sinh sống ở nông thôn, có thể dùng lá mít để chữa thông tắc tia sữa nếu gặp phải tình trạng này. Cách làm như sau:
Bạn hái 1 nắm lá mít bánh tẻ (dạng lá nửa non, nửa già), rửa sạch, vẩy ráo, lau khô. Hơ lá mít trên lửa cho nóng đặt lên vùng bầu vú bị tắc, rồi day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trong hướng ra ngoài đầu núm vú. Lá nguội thì thay bằng lá khác. Khi thấy sữa chảy thì cho bé bú ngay. Áp dụng cách này 2 – 3 ngày liên tục sẽ giúp khơi thông dòng sữa.
Chữa tắc tia sữa bằng cách Massage, day đều ngực
– Massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú.
– Dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây). Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú .
Chữa tắc tia sữa bằng cách chườm nóng bằng khăn xô ấm đắp lên vùng ngực bị tắc
– Cho nước nóng vào 1 bình, quấn xung quanh bằng 1 cái khăn lông mỏng vừa phải, áp vào mặt trong cánh tay thấy nóng vừa, tránh bỏng, bắt đầu lăn lên nơi bị tắc tia.
– Dùng khăn nhúng nước ấm đắp lên
– Tắm bồn bằng nước ấm: ngâm mình và toàn bộ ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm vừa massage ngực bị tắc.
Chữa tắc tia sữa bằng cách dùng máy hút sữa hoặc dùng tay vắt sữa
Mẹ có thể dùng tay massage bầu sữa bị tắc để những túi sữa vón cục bên trong được tan dần, sau đó vắt nhẹ để sữa chảy ra. Tuy nhiên cách làm này chỉ hiệu quả với trường hợp bị tắc sữa ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp nặng hơn, mẹ nên sử dụng máy hút sữa.
Cách chữa tắc tia sữa với lá bồ công anh, lá gấc
Cách thực hiện như sau: lá bồ công anh, lá gấc mỗi thứ một nắm, giã thật nhỏ và sau đó trộn với một chút rượu, đắp tại chỗ và băng lại. Đây là bài thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều thế hệ, rất dễ thực hiện, có hiệu quả giảm đau nhanh chóng, thông tắc tia sữa một cách rõ rệt.
Ngoài ra, để có kết quả điều trị tốt hơn các mẹ nên dùng kết hợp với một số món ăn như cháo bí đỏ, thịt nạc hoặc cháo chân giò đinh lăng.
>>>Xem thêm: Danh sách một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, chẳng hạn như:
- Mới sinh con: Sau khi sinh, một số người gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
- Ngực chịu áp lực: Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
- Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
>>>Xem thêm: Nên chọn cho bé loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng nào?
Thời điểm thường xảy ra tắc tia sữa
Vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng và cứng. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa trong tuyến vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Ðây là hiện tượng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau sinh. Nếu không được can thiệp kịp thời, tắc tia sữa có thể làm cho mẹ dễ bị nhiễm trùng, sốt, trầm cảm sau sinh…
Triệu chứng của tắc tia sữa
Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng. Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng tăng dần, cảm giác đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa. Một vài trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa có cục co cứng nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.
>>>Xem thêm: DIỀU LỚN – ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI CAO CẤP
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Cách chữa tắc sữa bà bầu tại nhà hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (tambehanoi, vinmec,…)