Bí kíp dạy nói cho trẻ em đơn giản và hiệu quả

Bí kíp dạy nói cho trẻ em đơn giản và hiệu quả tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả được các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng, mình giới thiệu để bạn cùng áp dụng giúp cho bé nhanh biết nói nhé.

Bí kíp dạy nói cho trẻ em đơn giản và hiệu quả

Bí kíp dạy nói cho trẻ em
Bí kíp dạy nói cho trẻ em

Bí kíp dạy nói cho trẻ em – Nói chuyện với trẻ thường xuyên

Trước khi tắm cho trẻ, thay tã, cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với trẻ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cực cao, mẹ thử ngay nhé!

Đừng quá quan trọng chất lượng

Dạy trẻ tập nói thay vì kỳ vọng trẻ có thể phát âm đúng ngay lần đầu tiên, mẹ nên tập trung vào những gì bé đang cố nói ra. Để có thể nói nhanh, trẻ phải cảm thấy tự tin khi nói chuyện với bố mẹ, trước khi bé có thể phát âm một cách rõ ràng, rành mạch.

Có sự phản hồi rõ ràng

Thông thường, khi dạy trẻ tập nói, đa số các mẹ chỉ tập trung vào từng câu nói mà quên mất sự phản hồi của mẹ khi nghe bé nói cũng rất quan trọng. Đừng chỉ vỗ tay hay mỉm cười với trẻ. Tùy từng trường hợp, nhưng tốt nhất mẹ nên phản hồi trẻ bằng một câu nói thực tế, chẳng hạn như “Ồ, con nói đúng rồi” hay “Mẹ biết rồi”.

Dạy trẻ tập nói – Lời nói đi đôi với hành động

Bên cạnh hành động cởi giày cho trẻ, mẹ nên đi kèm thêm câu nói “Để mẹ cởi giày cho con nhé!” hoặc “Cởi giày nào!”. Sự kết hợp này sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, cũng như biết được ngôn từ phù hợp với ngữ điệu, hoàn cảnh. Những lần sau, không chỉ bé sẽ biết được chân mẹ cởi giày mà còn biết nói kèm theo.

Gọi tên bé

Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác, hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt, bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.

Đọc sách và kể chuyện cho trẻ 

Việc bố mẹ đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của trẻ. Đây không chỉ là cách dạy trẻ nhanh biết nói hiệu quả, mà còn giúp thúc đẩy trí tưởng tượng và phát triển trí não của trẻ.

Cho trẻ nghe nhạc

Trẻ nhỏ thường rất thích nghe nhạc. Giai điệu vui vẻ, rộn ràng của những bài hát sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Lúc này, trẻ tập trung lắng nghe nhịp điệu, tiết tấu của những bài hát, việc này rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ.

Thường xuyên chơi trò chơi cùng trẻ 

Bố mẹ nên cố gắng dành thật nhiều thời gian để vui chơi cùng trẻ. Trong quá trình chơi, hãy giao tiếp và trò chuyện thật nhiều. Bố mẹ cũng có thể “nhờ” thêm một vài bé hàng xóm tới chơi cùng con. Khi chơi theo nhóm, trẻ sẽ tự tin hơn, giao tiếp và tương tác nhiều hơn. Đây là cách giúp trẻ nhanh biết nói được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho con.

>>>Xem thêm: Danh sách một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Trẻ chậm nói phải làm sao? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bí kíp dạy nói cho trẻ em
Bí kíp dạy nói cho trẻ em

Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình để có sự can thiệp sớm.Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

  • Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.
  • Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng mặc dù đã 2 tháng tuổi
  • Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.
  • Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.
  • Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.
  • Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.
  • Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.
  • Không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.

>>>Xem thêm: Có nên mua sữa óc chó bé? Sữa óc chó loại nào tốt trên thị trường hiện nay?

Vì sao trẻ chậm nói?

Bí kíp dạy nói cho trẻ em
Bí kíp dạy nói cho trẻ em

Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:

  • Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)
  • Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.

Sau khi đã biết được nguyên nhân, cha mẹ hay người chăm sóc bé cần phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé phù hợp với lứa tuổi sao cho đạt mốc triển ngôn ngữ tự nhiên. Bởi não của trẻ phát triển nhanh nhất là ở giai đoạn trước 3 tuổi sau đó chậm hơn từ 3 – 6 tuổi. Sau 6 tuổi các can thiệp tập nói sẽ có kết quả hạn chế nhất định.

>>>Xem thêm: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Bí kíp dạy nói cho trẻ em đơn giản và hiệu quả tại nhà. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!

Vũ Thơm-Tổng hợp

Tham khảo: (daytretukyhanoi, dautramchobe,…)